Chó tiểu ra máu là một dấu hiệu bất thường, báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết này, Đảo Chó Mèo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi chó đái ra máu.
Nguyên nhân chó đái ra màu đỏ
Có nhiều lý do có thể gây chứng chó đi đái ra máu màu đỏ.
Bệnh lý đường tiết niệu
- Viêm tuyến tiền liệt hoặc khối u: Viêm tuyến tiền liệt hoặc khối u trong tuyến tiền liệt có thể gây ra máu trong nước tiểu, đặc biệt ở chó đực.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây viêm nhiễm và chảy máu, thường đi kèm với các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt.
- Viêm thận: Viêm thận có thể gây ra máu trong nước tiểu, thường đi kèm với các triệu chứng như sụt cân, mệt mỏi, tiểu nhiều.
- Viêm bàng quang: Viêm nhiễm ở bàng quang có thể gây ra máu trong nước tiểu, thường đi kèm với tiểu buốt, tiểu rắt.
- Sỏi thận, sỏi bàng quang: Sỏi trong thận hoặc bàng quang có thể gây tổn thương niêm mạc, dẫn đến chảy máu.
- Khối u bàng quang: Khối u ở bàng quang có thể gây chảy máu, thường đi kèm với các triệu chứng khác như sụt cân, mệt mỏi.
Chấn thương
- Chấn thương ở bộ phận sinh dục: Chấn thương ở bộ phận sinh dục, đặc biệt là ở chó đực vào mùa động dục, có thể gây ra máu trong nước tiểu.
- Chấn thương ở thận, bàng quang, ống dẫn nước tiểu hoặc bị vỡ niệu đạo: Chấn thương do tai nạn có thể gây tổn thương đường tiết niệu, dẫn đến chảy máu.
Bệnh lý khác
- Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng đường máu ở chó hoặc giun tim ở chó: Một số loại ký sinh trùng có thể gây ra máu trong nước tiểu.
- Ngộ độc: Ngộ độc do ăn quá nhiều hành, ăn phải thuốc trừ sâu có thể gây tan máu, đi tiểu ra máu.
Cách khắc phục tiểu ra máu ở chó
Chó đái ra nước màu đỏ là một vấn đề nghiêm trọng cần được xử lý nhanh chóng. Đầu tiên, hãy bình tĩnh và quan sát kỹ tình trạng của chó cưng.
Quan sát và ghi chú
- Màu sắc nước tiểu: Nước tiểu có màu đỏ tươi, nâu sẫm hay chỉ một vài giọt nhỏ? Điều này có thể giúp bác sĩ thú y xác định nguyên nhân.
- Tần suất đi tiểu: Chó đi tiểu thường xuyên hơn bình thường hay ít hơn?
- Hành vi: Chó có vẻ đau đớn khi đi tiểu, có biểu hiện bất thường nào khác như nôn mửa, tiêu chảy, bỏ ăn, hay lờ đờ?
- Môi trường sống: Kiểm tra kỹ khu vực chó ở, có chất độc, bả chuột, thuốc trừ sâu, hoặc thức ăn lạ nào có thể gây ngộ độc cho chó không?
Đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức
Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu, máu, siêu âm, chụp X-quang… Từ đó, xác định nguyên nhân gây ra tình trạng chó tiểu ra máu. Tùy thuộc vào kết quả, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, đề xuất phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị phù hợp.
Chăm sóc chó cưng tại nhà
- Uống nhiều nước: Uống nước sạch để giúp thanh lọc đường tiết niệu và loại bỏ tác nhân gây bệnh.
- Chế độ ăn uống: Cho chó ăn thức ăn dễ tiêu hóa. Đồng thời, hạn chế các loại thức ăn có hàm lượng canxi, protein hoặc oxalat cao. Bởi lẽ, chúng có thể gây ra sỏi thận hoặc bàng quang.
- Vệ sinh: Vệ sinh chỗ ở của chó sạch sẽ và thoáng mát để tránh nhiễm khuẩn.
- Tập thể dục: Thường xuyên đưa chó đi dạo để kích thích tuần hoàn máu và cải thiện sức khỏe.
Phục hồi sức khỏe của chó đái ra máu
Sau khi chó cưng đã được điều trị, bạn cần tiếp tục theo dõi sát sao tình trạng của chúng. Lúc này, sức khỏe của pet cưng còn yếu, hãy cho chó ăn những thức ăn dễ tiêu hóa. Cụ thể như cháo loãng, pate tươi, và hạn chế thức ăn khô trong một thời gian. Chia nhỏ các bữa ăn để hệ tiêu hóa dễ dàng tiếp nhận và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Hãy chú ý quan sát nước tiểu và phân của chó cưng sau mỗi lần đi vệ sinh. Nếu tình trạng đái ra máu vẫn tiếp diễn hoặc xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác. Hãy đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Lời kết
Chó tiểu ra máu là một dấu hiệu nghiêm trọng cần được chú ý và xử lý kịp thời. Việc đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức là điều cần thiết.
Với sự theo dõi sát sao của bác sĩ thú y và sự kiên nhân nhẫn của bạn, chắc chắn thú cưng sẽ nhanh chóng hồi phục.
Bài viết liên quan
Triệu Chứng Sau Khi Tẩy Giun Cho Chó: Bình Thường & Chú Ý
Chó Bị Suy Gan | Những Điều Bạn Cần Biết Để Bảo Vệ Thú Cưng
Chó Bị Ngộ Độc: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý